Arduino Robot là gì? Ứng dụng Arduino trong chế tạo Robot

Share

Bạn có biết Arduino Robot là như thế nào hay không? Bạn là một người yêu khoa học, công nghệ? Muốn tìm hiểu về Arduino để ứng dụng và chế tạo Robot cho bản thân? Vậy kiến thức và lượng thông tin hữu ích từ bài viết này chính là điều bạn cần đó nhé! Còn chờ gì, cùng đọc và tìm hiểu ngay thôi nào!

I. Tìm hiểu Arduino là gì?

Arduino là một bo mạch vi điều khiển được thiết kế bởi nhóm sinh viên và giáo sư nước Ý. Arduino được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2005. Mạch Arduino sử dụng để cảm nhận và tiến hành điều khiển đối với nhiều đối tượng khác nhau. Nó thực hiện nhiều nhiệm vụ lấy tin hiệu từ điều khiển đến cảm biến ở động cơ, đèn và nhiều đối tượng khác nữa.

bảng mạch arduino robot

Mạch Arduino còn có khả năng trong việc liên kết với nhiều Module khác nhau như sim900A, module đọc thẻ từ, ethernet shield,… để tăng khả năng ứng dụng của mạch. Phần cứng của mạch là một Board nguồn mở với thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit hoặc Atmel 32-bit,… Phần cứng trên thị trường hiện nay có 6 phiên bản khác nhau. Trong khi đó phần mềm của mạch Arduino được lập trình là phần mềm IDE.

Arduino hiện nay được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nổi bật nhất và được quan tâm nhất chính là ứng dụng vào lập trình Robot để giúp chúng có thể hoạt động được theo ý muốn của người lập trình.

Xem thêm: Cách làm robot đơn giản với 7 bước

II. Làm Robot với Arduino và một số ứng dụng Arduino Robot phổ biến

Hiện mạch Arduino được đưa vào ứng dụng trong việc lập trình Robot với nhiều dạng khác nhau như, cánh tay Robot, Robot dò đường, Robot nhện, Robot tránh vật cản. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn với chia sẻ dưới đây nhé!

1. Điều khiển cách tay Robot bằng Arduino

Cánh tay Robot Arduino được ứng dụng đưa bo mạch vi điều khiển Arduino này vào lập trình để giúp chúng có thể hoạt động theo mong muốn của bản thân. Để làm cánh tay Robot Arduino các bạn cần thực hiện theo một số hướng dẫn như sau:

Khởi tạo tệp bằng việc khởi chạy nút Bobot_state_publisher và trên Rviz sẽ hiển thị mô hình URDF. Nó cũng khởi chạy nút Joint_state_publisher giúp tạo ra một GUI với các tranh trượt để điều khiển cho từng khớp của Servo. Để tạo điều kiện giao tiếp với Robot thực cần sử dụng robot_state_publisher cũng như Arduino.

điều khiển cánh tay robot bằng arduino

Sau đó thực hiện đưa đoạn mã Arduino vào lập trình. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy đoạn mã này được viết sẵn, việc của bạn đó là sử dụng nó mà thôi. Sau khi lê đoạn mã, bạn cần tiến hành kết nối chương trình Arduino với máy tính thông qua USB và xác nhận bằng bo mạch xuất hiện tại các cổng nối tiếp sẵn của Arduino IDR. Thực hiện biên dịch mã, chọn loại bản và tiến hành tải bảng đó lên để tạo ra tay tay Robot Arduino.

Trên đây là hướng dẫn làm cánh tay Robot Arduino cơ bản, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn, có thể tìm đọc bài viết chia sẻ thông tin chi tiết về điều khiển cách tay Robot bằng Arduino trên website uniduc.com nhé!

Xem thêm: Kiến thức cần biết về hệ điều hành robot

2. Robot dò Line Arduino

Robot dò đường Arduino cũng là một trong những ứng dụng chế tạo Robot đưa bo mạch vi điều khiển Arduino vào thiết kế, lập trình. Để tạo nên loại Robot rò đường dùng Arduino các bạn cần có linh kiện như: Arduino uno r3, khu xe Robot 3 bánh, pin, dây cắm Breadboard, Module cảm hiển hồng ngoại dò đường V2. Tiến hành nối mạch lại với nhau để tạo liên kết và giúp chứng có thể di chuyển được. Trong bộ cảm biến hồng ngoại 4 chân dò đèn led, các chân của Robot đều giống nhau thì cách nối cảm biến hồng ngoại nhỏ tương ứng với hồng ngoại chính như sau: VCC-VCC, GND-GND, OUT-IN<số>. Cách nối chuẩn của Arduino với cảm biến hồng ngoại chính là: 13 – IN 1, 12 – IN 2, 11 – IN 3, 10 – IN 4.

Sau khi các bạn chuẩn bị đầy đủ các linh kiện cần thiết và tiến hành nối mạch như chia sẻ ở trên. Tiếp đó, các bạn cần tiến hành Code Robot dò đường Arduino. Có nhiều cách khác nhau để lập trình, tùy thuộc vào chính người thiết kế. Các bạn cũng có thể tham khảo các lập trình sẵn để sử dụng chúng cho sản phẩm của mình cũng được.

robot dò line arduino

Robot dò Line dùng Arduino toàn bộ phần cứng của chúng được chia thành 3 phần đơn giản như: Các cảm biến, Board Arduino và mạch điều khiển tự động.

Xem thêm: Xe tự hành vận chuyển hàng trong kho AGV Perbot

3. Robot nhện Arduino

Ứng dụng tiếp theo phải kể đến của Arduino Robot đó chính là mô hình Robot nhện. Phổ biến nhất là Robot nhện 4 chân hoặc 6 chân. Đặc biệt hiện nay Robot nhện Arduino có rất nhiều địa chỉ bán sản phẩm này. Nó là một trong những sản phẩm hỗ trợ học tập và nghiên cứu đơn giản về công nghệ với các bạn có đam mê. 

Tùy thuộc vào từng sản phẩm mà cách thiết kế và lập trình của nó cũng có sự khác nhau. Robot nhện Arduino có thể di chuyển theo nhiều hướng, nhảy múa theo điệu nhạc hoặc vẽ tranh,.. tất cả đều được thực hiện thông qua bảng điều khiển từ con người.

Robot nhện phiên bản E360 được thiết kế dựa trên nhu cầu của con người về một nền tảng để khám phá về các loại Robot hiện đại hơn về phần mềm lập trình lẫn phần cứng. Đây cũng là một sản phẩm được tạo ra với phần cứng và phần mềm sử dụng mã nguồn mở hoàn chỉnh. Chính vì vậy việc mở rộng và khám phá các tính năng cũng trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.

robot hình nhện arduino

Robot nhện phiên bản E360 có 6 chân, với mỗi chân có 3 khớp, cùng 18 bậc tự do. Board điều khiển Robot được kết hợp từ  Shield Spider E360 V2.0 và Board Arduino điều khiển tối đa lên đến 32 Servo có cổng mở rộng giúp bạn kết nối Bluetooth, io, spi,… Nó được lập trình và sử dụng mã nguồn mở Arduino trên máy tính trực quan, điều này giúp bạn dễ sử dụng, hỗ trợ người chơi phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo để cho ra các ý tưởng tuyệt vời.

4. Robot tránh vật cản Arduino

Robot tránh vật cản dùng Arduino là một sản phẩm Robot được tạo ra với cảm biến vật cản trước mặt và chúng có thể tránh các vật cản này. Để tạo nên một con Robot tránh vật cản cũng rất dễ dàng bởi bạn có thể mua nguyên liệu từ rất nhiều địa chỉ khác nhau.

Các linh kiện cần thiết để chế tạo ra một Robot tránh vật cản Arduino gồm có: Mạch Arduino UNO, khung Robot, Motor Shield, cảm biến tránh vật cản, SG90 Servo, công tắc, tụ 300uF, Tụ 100nF, dây nối. Linh kiện nay các bạn cũng có thể mua dễ dàng tại nhiều điểm bán trực tiếp và cả trực tuyến nữa đó nhé!

Tiến hành lắp ráp linh kiện vào khung hoàn chỉnh và thực hiện việc nối cảm biến tránh vật cản vào Motor Shield tương ứng như sau: VCC – 5V, GND – GND, TRIG – A4, ECHO – A5. Đấu nối Servo với Motor Shield như sau: Dây tín hiệu vàng – S, VCC màu đỏ – (+), GND màu đen – (-). Các bạn cần nối đúng đầu để linh kiện liên kết chuẩn theo thiết kế và có thể hoạt động được.

Để Robot tránh vật cản của bạn có thể hoạt động, các bạn cần sử dụng đến lập trình theo phần mềm Arduino IDE. Bạn có thể lấy mẫu lập trình sẵn để sử dụng và nạp cho chương trình Robot của bạn tạo ra nhé!

Trên đây là những thông tin hữu ích chia sẻ đến bạn về Arduino Robot. Nó không chỉ mang đến kiến thức để hiểu về Arduino là gì mà còn hỗ trợ bạn hiểu hơn về bo mạch vi điều khiển Arduino được đưa ra thiết kế cho rất nhiều loại Robot khác nhau. Hy vọng với chuỗi thông tin này, các bạn sẽ tự tạo cho mình được một loại Robot với Arduino nhé!

UNIDUC – KIẾN TẠO NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG

 

Zalo Chat
Gọi Điện Thoại