Trên thực tế, việc xác định phương thức di chuyển và hoạt động của robot cực kỳ quan trọng. Vì nó sẽ ảnh hưởng tới chức năng của Robot. Robot biết đi gồm những loại nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.
Danh mục
Robot biết đi gồm những loại nào?

Hướng dẫn cách làm Robot biết đi
Việc đầu tiên bạn cần làm là quyết định chức năng của chú Robot. Vì chức năng sẽ ảnh hưởng đến cách di chuyển của Robot. Ví dụ như là: Đối với các Robot công nghiệp, người ta sẽ ưu tiên lựa chọn những Robot cấu trúc cánh tay vì khả năng tối ưu không gian làm việc và hiệu quả năng suất của nó.
Sau khi đã xác định được chức năng của Robot và nhu cầu của bạn, bạn sẽ quyết định cách di chuyển của Robot để phát triển tiếp tục nó.
Dưới đây là những cách đi phổ biến bạn có thể cân nhắc để cài đặt cho chú Robot của mình:
- Di chuyển bằng bánh xe.
- Di chuyển theo đường ray hoặc chân.
- Di chuyển bằng cách bay.
- Kết hợp nhiều kiểu di chuyển.
- ….v….v….
Robot di chuyển bằng bánh xe

Hướng dẫn cách làm Robot biết đi – Robot di chuyển bằng bánh xe
Đây là cách thức di chuyển phổ biến nhất. Phù hợp với nhiều nền tảng và kích thước khác nhau của Robot.
Kích thước
Kích thước của bánh xe robot có thể dao động từ tối thiểu vài chục cm đến vài m. Tuy nhiên, các nhà phát minh họ vẫn chuộng kích thước bánh nhỏ hơn với kích thước tối đa 5cm. Vì bánh nhỏ mang lại tính ứng dụng cao hơn. Nó có thể luồn lách, di chuyển và xử lý công việc ở những nơi không gian hẹp.
Số lượng bánh xe
Xét về số lượng bánh xe thích hợp cho một con Robot thì điều này là không giới hạn. Tuỳ thuộc vào chức năng của Robot. Tuy nhiên, một chú Robot trung bình có 3 bánh, gồm có: 2 bánh để di chuyển và 1 bánh lái.
Vật liệu
Xét về vật liệu làm bánh xe, điều này chỉ khắt khe và nghiêm ngặt trong một vài trường hợp cụ thể. Ví dụ như: Robot quân sự sẽ ưu tiên chọn lựa loại 6 bánh xe với trang bị thêm vật liệu chống trượt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự do chọn vật liệu theo nhu cầu cá nhân.
Cơ cấu và nguyên lý hoạt động
Xét về cơ cấu và nguyên lý hoạt động của bánh xe, việc chọn lựa cơ cấu bánh xe vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng cử Robot. Nếu chúng ta chọn cho Robot những chiếc bánh xe quá lớn, điều này sẽ gây ra tình trạng không đủ năng lượng để Robot hoạt động.
Ưu điểm của Robot di chuyển bằng bánh xe
- Chi phí trung bình thấp hơn so với các loại Robot truyền thống.
- Thiết kế và cơ cấu đơn giản.
- Dễ dàng cải tiến, nâng cấp, phát triển và mở rộng.
- Phù hợp với những người bắt đầu sáng chế Robot.
Nhược điểm của Robot di chuyển bằng bánh xe
- Vì bánh xe có kích thước cố định nhưng không linh hoạt nên diện tích Robot tiếp xúc thường nhỏ và bị giới hạn.
- Khả năng kéo và di chuyển yếu.
Robot biết đi – di chuyển bằng bánh xích

Hướng dẫn cách làm Robot biết đi – Robot di chuyển bằng bánh xích
Đây là cách thức di chuyển phổ biến trong các loại Robot xe tăng quân sự, Robot tự hành agv, hay các loại Robot tự di chuyển trên những khu vực địa hình khó.
Sở dĩ bánh xe xích được ứng dụng nhiều trong các Robot trên vì lực kéo mạnh và khả năng thích ứng địa hình nhanh chóng của chúng. Thiết kế xích giúp tăng khả năng bám của Robot và giảm khả năng trơn trượt. Đồng thời, cơ cấu phân bổ trọng lượng đều của bánh xích giúp Robot tăng lượng kéo. Với sự di chuyển bằng bánh xích, Robot dễ dàng kéo những đồ vật có trọng lượng gấp nhiều lần so với cơ thể nó.
Ưu điểm của Robot di chuyển bằng bánh xích
- Khả năng bám bề mặt tốt, ít xảy ra sự trơn trượt.
- Khả năng tiếp xúc và xử lý linh hoạt và dễ dàng nhiều bề mặt, địa hình khó, gồ ghề.
- Di chuyển bằng bánh xích giúp Robot tăng không gian làm việc của robot.
Nhược điểm của Robot di chuyển bằng bánh xích
- Vì sự phân bổ trọng lượng đều và bề mặt xích gồ ghề nên chắc chắn những chú Robot di chuyển theo cách này sẽ làm tổn hại bề mặt trong quá trình chúng di chuyển.
- Số lượng động cơ sử dụng bị hạn chế.
- Thiết kế và cơ cấu cơ khí của Robot này rất phức tạp vì nó yêu cầu nhiều khớp nối, liên kết, lực…
Robot biết đi – di chuyển bằng chân

Hướng dẫn cách làm Robot biết đi – Robot di chuyển bằng chân
Robot di chuyển bằng chân có khả năng giữ cân bằng tốt. Thông thường, các Robot di chuyển bằng chân trung bình có 6 chân ( dưới 6 chân sẽ khó giữ cân bằng hơn ) thì 3 chân trong số đó sẽ chịu trách nhiệm với việc di chuyển, 3 chân còn lại chịu trách nhiệm giữ cân bằng.
Ngoài ra, còn có các thiết kế di chuyển bằng chân khác, có thể kể đến:
- Monopod: có nghĩa là 1 chân “nhảy”.
- Bipeds: có nghĩa là 2 chân.
- Quadrupeds: có nghĩa là bốn chân.
- Hexapods: có nghĩa là sáu chân.
Ưu điểm của Robot di chuyển bằng chân
Một ưu điểm lớn nhất của Robot di chuyển bằng chân này là: với khả năng nâng lên hạ xuống, bước rộng lớn, Robot có thể dễ dàng và linh hoạt hoạt động ở những bề mặt gồ ghề, xấu và nhiều chướng ngại vật lớn.
Nhược điểm của Robot di chuyển bằng chân
Bởi vì Robot di chuyển bằng chân cần trình độ kỹ thuật cao. Do đó, cơ cấu cơ khí và hệ thống cơ điện tử của nó cực kỳ phức tạp. Bên cạnh sự phức tạp đó, Robot di chuyển bằng chân này cũng tốn rất nhiều năng lượng và yêu cầu phải có nguồn năng lượng cao để có thể cung cấp đủ cho Robot hoạt động.
Robot biết bay

Hướng dẫn cách làm Robot biết đi – Robot bay
Robot bay luôn là chủ đề nóng và thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Robot bay được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, tuy nhiên ứng dụng nhiều, phổ biến và nổi bật nhất vẫn là lĩnh vực quân sự.
Người chơi Robot nghiệp dư có thể lựa chọn các loại điều khiển từ xa sử dụng cơ chế bán tự chủ. Và robot điều khiển từ xa này dễ dàng tìm thấy trên thị trường. Còn trong quân sự, quân đội sử dụng Robot bay chuyên nghiệp hơn gấp nhiều lần. Robot bay không người lái sử dụng cơ chế tự chủ hoàn toàn được tích hợp thêm tính năng bắn tỉa, phục vụ chuyên cho quân sự.
UNIDUC – KIẾN TẠO NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
- Hotline: 089 6688 629 (Phòng kinh doanh)
- Địa chỉ: 22 Đường 54, Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM
- Email: [email protected]
- Website: https://maysanxuattudong.com
2 Bình luận
Pingback: Robot sinh học là gì? Ứng dụng của robot sinh học trong đời sống
Pingback: Top 7 Robot arduino tốt nhất trong thời gian gần đây