Cảm biến hồng ngoại là gì? Ứng dụng cảm biến hồng ngoại trong thực tế

Share

Cuộc sống của con người hiện nay, đã và đang phụ thuộc 1 phần vào công nghệ. Gần như ai cũng có 1 chiếc SmartPhone và 1 mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu giải trí của bản thân. Hiện nay con người còn đòi hỏi việc xung quanh mình là những vật dụng, những công nghệ hỗ trợ tốt nhất. Đấy là nhu cầu của thời điểm công nghệ 4.0 này. Những công nghệ liên kết toàn phần, mọi vật đều kết nối (Internet of Things). Vậy cơ sở ở đâu để các vật dụng có thể có thông tin, nhận định được thông tin để trở nên thông minh như thế. Đó dựa vào các chi tiết rất nhỏ là các cảm biến (Sensor). Hiểu 1 cách cơ bản Sensor như các giác quan của 1 thiết bị. Hôm nay Uniduc sẽ tìm hiểu về 1 loại cảm biến nhỏ, nhưng rất hữu ích cảm biến hồng ngoại.

Cảm biến hồng ngoại là gì?

IR Sensor là tên gọi khác của cảm biến hồng ngoại. Nó là thiết bị điện tử có khả năng làm việc với bức xạ hồng ngoại. Phát hiện và đưa ra số liệu bức xạ hồng ngoại ở môi trường xung quanh. IR Sensor phát ra những tia vô hình có bước sóng dài hơn loại ánh sáng khả biến nên mắt của con người không thể thấy.

Cảm biến hồng ngoại

Sensor hồng ngoại được áp dụng rất nhiều trong đời sống cũng như sản xuất công nghiệp. Do mọi vật khi phát ra nhiệt khoảng lớn hơn 35 độ C sẽ phát ra bước sóng hồng ngoại. Việc quản lý và giám sát năng lượng hồng ngoại là rất cần thiết

Nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến hồng ngoại

Cảm biến hồng ngoại thực hiện việc nhận biết tia hồng ngoại bằng cách sử dụng ánh sáng cụ thể. Để từ đó phát hiện ra bước sóng của ánh sáng được chọn trong phổ hồng ngoại. Với việc sử dụng đèn LED phát ra ánh sáng cùng bước sóng với cảm biến đang tìm kiếm. Từ đó bạn xem được cường độ ánh sáng nhận được. Khi có vật che đi ánh sáng từ LED, ánh sáng sẽ bật lại ngay vị trí vật cản, đi ngược lại cảm biến. Việc này sẽ dẫn đến tạo nên 1 bước nhảy của cường độ, có thể phát hiện khi sử dụng một ngưỡng

Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại

Sơ đồ mạch Sensor hồng ngoại

Sơ đồ mạch của Sensor hồng ngoại sử dụng bộ xử lý Arduino + Parallax BOEShield. Cảm biến hồng ngoại sử dụng cảm biến ánh sáng và thêm thiết bị đo hồng ngoại. Gồm đầu dò và đèn LED hồng ngoại được cấp nguồn 5V. Dưới đây là sơ đồ mạch thiết kế chi tiết

Sơ đồ mạch điều khiển IR Sensor

Cảm biến hồng ngoại ưu nhược điểm cơ bản

Các thiết bị công nghệ luôn được đưa ra để đáp ứng được nhu cầu người dùng, nhưng chúng không phải hoàn hảo. Việc nắm bắt được ưu nhược điểm của thiết bị là điều cần thiết. Giúp người dùng dễ dàng chọn lựa và áp dụng chúng vào đời sống. Sau đây là 1 số ưu điểm cũng như nhược điểm của IR Sensor.

Xem thêm: Cảm biến ánh sáng là gì? Những loại sensor quang được sử dụng nhiều

Ưu điểm

IR Sensor dễ dàng phân biệt được các chuyển động của đồ vật, sự vật sống và con người. Bạn hoàn toàn dễ dàng điều chỉnh được góc theo dõi theo ý muốn.

Với giá thành không quá cao, Sensor hồng ngoại có thể theo dõi cũng như cảnh báo những vật thể lạ, hay những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất.

Với trường hợp muốn sử dụng đền có độ nhảy cao, các bạn có thể nâng cấp chúng thành cảm biến Radar. Có thể phát hiện xuyên thấu qua gỗ nhựa và cả tường mỏng. Cảm biến loại này không có điểm chết. Góc quét 360 độ, tầm quan sát 6-8m

Nhược điểm 

Cảm biến hồng ngoại thông thường có góc quét nhỏ, và điểm chết chỉ làm việc ở phạm vi ngắn 2-3m, không thể nhìn xuyên thấu. Do đây là cảm biến phụ thuộc vào nhiệt độ nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường làm việc.

Cảm biến hồng ngoại ứng dụng trong thực tế

IR Sensor là loại cảm biến rất thú vị, chúng tạo nên những ưng dụng hết sức đặc thù

  • Thiết bị cần thiết trong SmartHome, robot hỗ trợ con người: Sensor hồng ngoại dễ dàng nhận định được con người vá ửu vật sống. Việc đó được áp dụng rất tốt khi làm SmartHome. Như việc tự động bật đèn khi có người đi qua, tự động mở cửa,…. Nó sẽ dùng được trong phạm vi lớn hơn so với cảm biến tiệm cận
  • Hỗ trợ chống trộm: Cảm biến hồng ngoại không chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng như các thiết bị camera. Chúng có thể dễ dàng phát hiện con người trong đêm tối để cảnh báo.
  • Hỗ trợ an ninh: Đúng như trong những phim hành động, các lượng lượng an ninh khi đi bắt những phần tử nguy hiểm luôn được trang bị thiết bị kính hồng ngoại. Việc này hỗ trợ vào ban đêm, và đặc biệt hữu ích trong môi trường khí độc, khói.

Trên đây là 1 số nhận định cũng như kiến thức cơ bản mà Uniduc đã tổng hợp. Mọi yêu cầu thắc mắc về cảm biến hồng ngoại các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận và giúp đỡ. Xin cảm ơn.

UNIDUC – KIẾN TẠO NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG

 

About Author

https://maysanxuattudong.com/

Daniel là quản trị viên của website maysanxuattudong.com. Daniel cũng là thành viên của công ty Uniduc JSC.

Zalo Chat
Gọi Điện Thoại