Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tự động

Share

Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp những sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia cầm, thủy sản theo hướng công nghiệp, đáp ứng năng suất và chất lượng. Dây chuyền này hiện được Uniduc phân phối với chất lượng tốt, giá thành phải chăng.

Thức ăn chăn nuôi ngày càng được sử dụng phổ biến tại các trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô lớn. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp quyết tâm đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại đảm bảo sản xuất được sản lượng lớn, chủ động chất lượng và năng suất.

Tùy theo quy mô sản xuất và yêu cầu mà nên lựa chọn và đầu tư dây chuyền máy móc khác nhau. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về đặc điểm, cách thức vận hành của dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi.

san-xuat-thuc-an-chan-nuoi

Quý khách hàng đang muốn đầu tư hệ thống máy móc với công nghệ hiện đại giúp tạo nên những sản phẩm chất lượng, năng suất cao? Hãy tham khảo những thông tin cụ thể dưới đây về đặc điểm, quy mô và quy trình vận hành giúp doanh nghiệp có thể chọn lựa dây chuyền sản xuất phù hợp, chất lượng.

Giới thiệu dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hệ thống máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo việc sản xuất được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Để làm tốt được nhiều điều này chúng có những đặc điểm cụ thể dưới đây:

– Hiện nay, dây chuyền sản xuất này được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất những loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như thức ăn thô sinh học, những loại bột củ hay tái sử dụng các loại nguyên liệu thô. Hệ thống này bao gồm những công đoạn khép kín từ việc tiếp nhận nguyên liệu, làm sạch nguyên liệu, nghiền, trộn và đóng gói theo yêu cầu.

day-chuyen-thuc-an

– Những thiết bị cấp liệu đều được thiết kế với công nghệ nghiền cacbon hiện đại vì thế chúng đảm bảo khả năng hoạt động ổn định nhất. Bên cạnh đó, trong khi hoạt động chúng không ra tiếng ồn lớn, tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Thức ăn thành phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

– Dây chuyền sản xuất có thể điều chỉnh dung lượng của sản phẩm. Có lẽ đây là ưu điểm tuyệt vời nhất của hệ thống dây chuyền máy móc này.

Đặc biệt, dây chuyền này mang đến ưu điểm thiết thức giúp cho việc sản xuất được tiến hành nhanh chóng, chất lượng và hiệu quả hơn. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp khác nhau.

Dây chuyền có khả năng sao lưu các công thức sản xuất. Khi vận hành, người dùng có thể tùy chọn thiết lập những tham số khác nhau nhờ đó mang đến hiệu quả trong sản xuất. Chẳng hạn như công thức pha trộn, thời gian vận hành hay nguyên liệu sản xuất…

Dây chuyền máy móc này có thể vận hành theo nguyên tắc tự động hay bán tự động tùy theo nhu cầu sản xuất của từng doanh nghiệp khác nhau. Trong khi điều khiển thiết bị này, doanh nghiệp cần định lượng theo một nguyên tắc cụ thể.

Doanh nghiệp có thể thống kê những số liệu sản xuất trong từng ngày giờ hoạt động cụ thể. Từng thiết bị máy móc ở trong dây chuyền giúp hỗ trợ sử dụng trong khi báo cáo những sự cố xảy ra. Với năng suất lớn vì thế thiết bị mang đến trải nghiệm phù hợp nhất dành cho khách hàng, đảm bảo sản xuất được 800 – 900 bao/ giờ.

Ngoài ra, chi phí cho việc mua sắm, bảo dưỡng và sửa chữa hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mức đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp trong đó bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đối với dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư máy móc chất lượng, ứng dụng công nghệ cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thức ăn sản xuất ra. Những thiết bị cơ bản này bao gồm bộ phận nghiền – trộn nguyên liệu, truyền động, hệ thống băng tải, máy ép và sấy viên, làm mát, đóng bao…

so-do-day-chuyen-san-xuat-thuc-an-chan-nuoi

Quá trình sản xuất này đòi hỏi cao, khắt khe trong quy trình để đảm bảo sự bền vững và thành phần phối trộn không thay đổi, giữ được chất lượng sản xuất trong khi bảo quản, sử dụng và vận chuyển. Riêng việc sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm hay thủy sản theo quy mô công nghiệp cần phức tạp và được quan tâm kỹ càng hơn.

Theo đó, quy trình vận hành dây chuyền sản xuất được tiến hành qua các bước cụ thể:

Bộ phận nghiền

Công việc nghiền nhỏ nguyên liệu mang đến những lợi ích thiết thực, trong đó là việc tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau của quá trình ép viên, tiêu hóa của vật nuôi khi sử dụng sản phẩm này. Tùy thuộc vào từng loại thức ăn chăn nuôi với hệ thống máy móc cụ thể mà người ta ứng dụng từng loại máy nghiền khác nhau.

Trong đó, bộ phận nghiền được sử dụng phổ biến đó chính là đĩa nghiền và búa nghiền. Đối với loại đãi nghiền thức ăn sẽ được ép giữa hai đĩa có bề mặt thô và một trong hai đĩa hay cả hai đĩa sẽ quay. Nhưng cách thức này không phù hợp khi có nhu cầu chế biến thức ăn thủy sản, bởi lẽ chúng không thể nghiền nhỏ mịn những loại nguyên liệu với nhau được.

Với loại búa nghiền, bao gồm những loại búa chuyển động hay không chuyển động dập vào trong rotor. Những chiếc búa này sẽ có nhiệm vụ nghiền nát tất cả các loại nguyên liệu và được lượt qua một chiếc màn sàng bằng thép để khống chế kích thước bột nghiền. Vì thế mà kích thước của lỗ nhỏ trên màn sàng có thể thay đổi tùy theo yêu cầu.

Bộ phận trộn

Trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sau khi được nghiền xong sẽ được băng chuyền đưa qua khu vực trộn, với tỷ lệ thích hợp nhờ đó tạo thành hỗn hợp đồng nhất với nhau. Trong đó, nguyên liệu sẽ được nghiền và trộn theo tỷ lệ giúp đảm bảo thành phần trong các công thức thức ăn chăn nuôi khác nhau.

Đối với các dây chuyền sản xuất, nguyên liệu khô sẽ được trộn trước sau đó là đến các nguyên liệu lỏng. Quá trình này có thể được tiến hành từ 1 – vài lần theo từng mẻ với công thức khác nhau. Đồng thời, sẽ có nhiều bộ phận trộn khác nhau được sử dụng, chẳng hạn như những trụ răng đứng, ngang hay các turbine… Tùy vào hệ thống dây chuyền sẽ sử dụng từng bộ phận cụ thể.

Có thể bạn muốn tham khảo: Dây chuyền sản xuất khẩu trang

Quá trình ép viên

Quá trình này được thực hiện nhằm tạo hình cho thức ăn chăn nuôi thành phẩm từ những nguyên liệu đã được pha trộn trong quá trình trước đó. Việc ép viên làm thay đổi hìn dạng của những hỗn hợp nguyên liệu thành các dạng bền vững và thích hợp với yêu cầu chăn nuôi gia súc hay thủy sản cụ thể.

san-xuat-thuc-an-chan-nuoi

Bộ phận tham gia vào quá trình ép viên bao gồm nhiều chi tiết khác nhau. Chẳng hạn như thùng nhận nguyên liệu, thiết bị ép viên, bộ phận làm nguộn, sàng và bộ phận chứa, nghiền… Quá trình này giúp cho chất lượng thức ăn được đảm bảo, khi ép viên, một bàn lỗ và trục cán sẽ được lắp ráp với nhau và thực hiện quá trình này.

Nguyên liệu sau khi được trộn sẽ đưa qua bàn ép với thiết kế những lỗ nhỏ và trục cán ép thành viên theo yêu cầu. Công việc này được tiến hành liên tục và tạo nên áp lực đủ lớn để đẩy những vật liệu thông qua lỗ, cắt nhỏ nhờ hệ thống dao ở phía ngoài. Nhờ đó có thể tạo thành những viên thức ăn với chiều dài theo đúng mong muốn.

Trong khi ép, hơi nóng sẽ khiến cho các viên thức ăn này khô lại. Căn cứ vào từng kiểu ép viên cụ thể mà bộ phận làm nguội sẽ được thiết kế. Chúng có tác dụng trong việc làm nguội các thiết bị giúp cho quá trình ép viên nguyên liệu được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Hiện nay, trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi có hai loại ép viên thức ăn phổ biến. Bao gồm ép viên nén và ép đùn khô. Mỗi cách thức đều có đặc điểm riêng biệt phù hợp với nhu cầu và mong muốn sản xuất của mỗi doanh nghiệp, cụ thể:

Ép viên nén

Sau khi nguyên liệu được nghiền nhuyễn, trộn đều. Hỗn hợp này sau đó sẽ được làm bóng đến mức nhiệt yêu cầu, 85 độ C trong khoảng từ 5 – 20 giây với độ ẩm 16%. Tiếp theo đó, được néo qua bàn lỗ bằng kim loại.

he-thong-san-xuat-thuc-an-chan-nuoi

Đối với quá trình này, nhiệt độ và thời gian của từng công đoạn có sự thay đổi tùy thuộc vào từng thiết bị và thành phần nguyên liệu khác nhau. Thông thường thì thiết bị này sử dụng để ép các loại thức ăn dạng chìm để nuôi tôm và các loại gia súc.

Chính sự kết hợp giữa sức nóng, lực ép và độ ấp mà hỗn hợp tác thành viên nén kết hợp với sự tham gia của chất kết dính Gelatine. Tùy thuộc vào hàm lượng chất béo, độ ẩm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thành phẩm.

Ép đùn khô

Quá trình này dựa vào những điều kiện lý học và được nén qua bàn lỗ để tạo thành viên nén. Thường thì nhiệt độ nguyên liệu sẽ dao động từ 125 – 150 độ C, độ ẩm từ 20 – 24% trong khoảng 20 giây. Nhờ đó mà thức ăn có độ kết dính cao hơn, thức ăn chăn nuôi tạo thành có độ dẻo cao và bị ép qua bàn ép với áp lực cao hơn.

Đến khi viên ép được đưa ra khỏi bàn ép với áp suất cao, hơi nước trong thành phần bốc hơi hình thành những túi khí ở bên trong viên thức ăn. Quá trình làm nguội chiếm khoảng từ 0.25 – 0.3g/,3 nên thức ăn có thể nổi được trên mặt nước. Tuy nhiên trong khi sản xuất doanh nghiệp có thể lựa chọn nguyên liệu và cách ép tương ứng để tạo nên thức ăn với khả năng nổi và chìm theo yêu cầu.

Với những thông tin này hy vọng quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi và có được lựa chọn thích hợp nhất dành cho mình. Hiện nay, việc ứng dụng máy móc vào trong sản xuất mang đến hiệu quả tốt, năng suất cao và an toàn trong suốt quá trình. Nhờ lợi ích thiết thực này mà chúng được sử dụng nhiều hơn, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất. Nếu cần tư vấn kỹ càng hơn về dây chuyền sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi quý khách hàng hãy liên hệ với Uniduc để được chăn gia hỗ trợ!

Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống!

UNIDUC – KIẾN TẠO NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG

 

About Author

https://maysanxuattudong.com/

Daniel là quản trị viên của website maysanxuattudong.com. Daniel cũng là thành viên của công ty Uniduc JSC.

Zalo Chat
Gọi Điện Thoại