Nếu bạn đọc đang nghiên cứu về mạch Halocode thì hãy theo dõi bài viết hôm nay của Uniduc. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải thích mạch halocode là gì?. Cùng theo dõi nha!
Tổng quan về mạch Halocode

Tổng quan về mạch Halocode
Mạch halocode là gì ?
Halocode là một bảng đơn. Chúng được dùng để phục vụ cho việc sáng tạo IoT, nhận dạng giọng nói và các dự án khác mà tận dụng nhiều cảm biến và khả năng của nó. Halocode có thể được lập trình bằng chương trình mBlock 5 của Makeblock. Nó sử dụng cả ngôn ngữ lập trình cơ sở khối trực quan và Python.
Đặc điểm của mạch halocode
- Phù hợp với nhóm tuổi sau: Trung học phổ thông, Trung học phổ thông, Giáo dục sau trung học phổ thông. Giáo dục chuyên nghiệp.
- Tương thích với nhiều ngôn ngữ.
- Tương thích với nhiều nền tảng. Bao gồm: Trình duyệt cơ bản, Máy tính để bàn Windows, Máy Mac để bàn, Di động Android, IOS di động..
- Được sử dụng kết hợp với mBlock 5, HaloCode mang đến cho bạn trải nghiệm lập trình và ứng dụng IoT phong phú và đa dạng hơn, cho phép bạn tạo các dự án thú vị.
Xem thêm: Mạch Micro: bit là gì ? Những thông tin cơ bản cần biết về mạch Micro: bit
Tính năng của mạch Halocode trong giáo dục

Tính năng của mạch Halocode trong giáo dục
Máy tính bảng đơn không dây
Halodocde được xem như là máy tính bảng đơn không dây. Thiết kế nhỏ gọn của bảng Halocode cực kỳ phù hợp cho chương trình giáo dục lập trình. Ngoài ra, mạch còn được tích hợp wifi và nhiều mô đun điện tử cho người sử dụng lựa chọn.
Mạch Halocode lập trình dựa trên khối mBlock. Điều này đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng trong việc ứng dụng AI & IoT.
Hỗ trợ nhận dạng giọng nói AI
Tính năng nổi bật thứ hai của bảng mạch này là nó có thể nhận dạng giọng nói AL thông qua mô-đun micrô.
Với tính năng này, học sinh sinh viên hoàn toàn có thể tạo ra một thiết bị có thể kích hoạt bằng giọng nói. Sinh viên còn có thể truy cập Dịch vụ nhận thức của Microsoft được tích hợp mBlock.
Tích hợp các cảm biến khác nhau
Tính năng thứ 3 của mạch Halocode được kể đến là: khả năng tích hợp các cảm biến khác nhau. Chức năng này vô cùng tiện lợi. Nó được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu đa dạng của các dự án điện tử khác nhau.
Với tính năng này, mạch Halocode có thể:
- Phản hồi với âm thanh.
- Phản hồi với cảm ứng.
- Phản hồi với chuyển động.
Một ví dụ rõ ràng nhất về tính ứng dụng của chức năng này trong cuộc sống hằng ngày là: đồng hồ thể dục. Nó được thiết kế để theo dõi bước đi và tính toán các số liệu sức khỏe cho con người.
Mã hóa dễ dàng
Nhờ có khả năng lập trình đa luồng, mạch Halocode rất dễ dàng để mã hóa. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến giáo dục đưa bảng mạch này vào việc giảng dạy lập trình.
Tính năng này đã kích thích sự sáng tạo của học sinh sinh viên. Nó cho phép nhiều chương trình chạy đồng thời kết hợp với sự đồng bố hóa các chức năng đa dạng và phức tạp.
Ngoài ra, bộ vi xử lý Xtensa 32-bit LX6 lõi kép và bộ nhớ 4MB giúp bảng mạch hoạt động mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần, tạo điều kiện cho việc mã hóa dễ dàng.
Xem thêm: Mạch Raspberry Pi 3 b+ là gì? Những ứng dụng Raspberry Pi 3 phổ biến
Mã hóa với mBlock đơn giản
Một ứng dụng tuyệt vời khác của Halocode trong dạy học là: tương thích hoàn hảo với phần mềm lập trình mBlock.
Cách sử dụng mBlock cũng vô cùng đơn giản, trực quan và dễ dàng. Do đó, Halocode không chỉ phù hợp với học sinh sinh viên mà với cả những người mới bắt đầu.
Tiếp cận với AI theo một cách vui tươi và sáng tạo
Ngoài việc sử dụng Dịch vụ nhận thức của Microsoft, sinh viên cũng có thể học máy thông qua ứng dụng Google Machine Learning tích hợp của mBlock.
Bảng mạch đã dẫn dắt, khích lệ và động viên sinh viên tiếp cận lĩnh vực trí tuệ nhân tạo bằng cách cung cấp cho họ những trải nghiệm đầu tiên, toàn diện và vô cùng thú vị.
Xem thêm: Chương trình STEM ROBOT cho trẻ em
Tạo các dự án thú vị bằng cả phần cứng và phần mềm
Halocode khuyến khích học sinh sử dụng các vật dụng hàng ngày để tạo các dự án điện tử. Ví dụ: họ có thể thiết kế một trò chơi điện tử thông qua mBlock. Sau đó sử dụng Halocode để kết nối cả trò chơi và bất kỳ vật thể thực nào làm cần điều khiển để điều khiển trò chơi.
Kết hợp phần cứng và phần mềm là một cách giáo dục hay. Nó tạo điều kiện cho học sinh và sinh viên trải nghiệm những điều kỳ diệu của công nghệ điện tử.
Hỗ trợ các bộ phận mở rộng mBuild
Halocode có thể được sử dụng thêm để đáp ứng nhu cầu giáo dục STEAM bằng cách kết nối với mô đun điện tử mBuild.
Nhờ có tính năng này, học sinh có thể dễ dàng tự do tạo ra một tấm màn thông minh, một thiết bị cảnh báo cháy cho người khuyết tật, hay thậm chí là một hệ sinh thái nhà kính.
Cám ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết Mạch halocode là gì ? Và tính năng nổi bật của nó trong giáo dục lập trình của Uniduc. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích và cần thiết nhất. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn nha.