Dây chuyền sản xuất mì ăn liền Uniduc hiện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tính ổn định, khả năng làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm, khả năng làm việc của hệ thống máy móc này.
Mì ăn liền từ lâu đã trở thành sản phẩm phổ biến tại Việt Nam nói riêng và khắp thế giới nói chung. Mì ăn liền xuất hiện từ những quán bình dân, bữa ăn trong gia đình đến những nhà hàng sang trọng, cao cấp…
Rất nhiều doanh nghiệp nắm bắt được điều này và làm giàu bằng việc cung cấp các loại sản phẩm mì ăn liền chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng. Đây cũng là lý do dây chuyền sản xuất mì ăn liền được nhiều doanh nghiệp chú ý, tìm hiểu thời gian qua.
Thị trường hiện nay có nhiều đơn vị chuyên nghiên cứu, phân phối máy móc sản xuất mì ăn liền. Trong đó, Công ty Uniduc là cơ sở uy tín được nhiều khách hàng quan tâm, lựa chọn. Tuy nhiên, với những ai chưa hiểu rõ thì thông tin về chất lượng, khả năng làm việc và cách thức làm việc hiệu quả của hệ thống máy móc này? Để nắm rõ được thông tin này và tìm kiếm được dây chuyền sản xuất phù hợp mới bạn tham khảo một số thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
Danh mục
Mì ăn liền là gì?
Theo thông tin, mì ăn liền là sản phẩm ngũ cốc đóng thành gói hoặc không dạng ăn liền. Như TCVN 7879:2008 thì sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền chính là loại được chế biến từ bột mì, bột gạo hay các loại bột khác làm nguyên liệu chính… Trong quá trình sản xuất có thể bổ sung hay không bổ sung thêm những thành phần khác.
Đặc trưng của mì ăn liền chính là cách thức sử dụng quá trình Gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên hay các phương pháp khác. Trong đó, Gatlin hóa hay hồ hóa tinh bột chính là quá trình tinh bột dưới tác dụng của nhiệt, trương nở hay hòa tan vào trong nước.
Thường thì mì ăn liền được làm từ bột mit, tinh bột, muối, kansui – một loại hỗn hợp muối kiềm của Natri Cacbonat, Kali Cacbonat và Natri Photphat và một số thành phần khác. Bên cạnh đó, một số loại mì ăn liền còn được phối trộn từ những loại bột khác nhau để tạo nên sợi mì với đặc trưng riêng. Chẳng hạn như kiều mạch từ 10 – 40% trong sản xuất mì kiều mạch hay Soba.
Mì ăn liền Trung Quốc dùng Kansui, của Nhật Bản lại không có hay mì kiểu Âu thường được làm bằng Semolina – một loại bột mì được xay thô từ loại lúa mì cứng. Trên thế giới hiện nay, những loại mì phổ biến được người dân ưa chuộng như mì Trung Quốc, Nhật Bản, loại kiểu Âu… mỗi loại sẽ được làm từ thành phần và nguyên liệu khác nhau.
Quy trình sản xuất mì ăn liền
Để hiểu rõ về dây chuyền sản xuất mì ăn liền trước hết hãy nghiên cứu cách thức sản xuất ra một gói mì ăn liền an toàn, chính hãng và chất lượng. Cùng tìm hiểu những thông tin được Uniduc phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây để có được kiến thức trước khi quyết định đầu tư.
Cách tạo ra sợi mì
Để tạo ra sợi mì, quá trình sản xuất sẽ trải qua những bước cụ thể dưới đây:
Chuẩn bị khối bột nhào: Trước hết là chuẩn bị nguyên liệu như muối, Kansui, tinh bột, hương liệu, thành phần khác… Trộn đều chúng với nước để tạo thành hỗn hợp bột phù hợp, độ dai thích hợp. Tiếp đó là ủ bột trong điều kiện thích hợp giúp cho bột trương nở đúng theo yêu cầu và ổn định.
Cán bột – cắt sợi – tạo sóng: Đến khi đã có được khối bột với độ dai ưng ý, chúng sẽ được dây chuyền đưa qua hệ thống con lăn để tạo ra tấm. Sau đó, tấm bột tiếp tục được đưa qua đưa lại quá trình này để tạo điều kiện cho mạng lưới Gluten phát triển. Việc này có ý nghĩa qua trọng khi tạo thành sợi mì đồng thời giúp cho sợi mì thành phẩm dai đúng như mong muốn.
Trong đó, khoảng cách giữa hai con lăn cuối cùng quy định độ dày của sợi mì thành phẩm sau khi sản xuất xong. Còn dạng gợn sóng của sợi mì được tạo ra bằng cách cài đặt sao cho tốc độ của bằng chuyền chậm hơn so với tốc độ con lăn cắt sợi ở những bước trước đó.
Chính sự cản trở bởi những khối kim loại của máy cắt sợi trong hệ thống dây chuyền sản xuất mì ăn liền góp phần tạo nên sóng mì khi sản xuất xong. Ngoài ra, một số dây chuyền khi sản xuất người ta sẽ nhúng mì qua một hỗn hợp gia vị lỏng trước khi đem đi cắt định lượng và đúc thành những khối hay hình dạng thích hợp đối với người tiêu dùng.
Hấp chín: Mì sau khi đã được định hình theo đúng mong muốn, dây chuyền sẽ đưa những bánh sợi mì này đi hấp ở nhiệt độ 100 độ C, thời gian từ 1 – 5 phút. Điều này giúp hồ hóa và cải thiện tốt nhất kết cấu của mì.
Làm khô mì
Tùy thuộc vào dây chuyền khác nhau, khi làm khô mì người ta sẽ chọn cách sấy bằng không khí nóng hay chiên trong dầu nóng. Nhiệt độ để chiên dầu dao động từ 140 – 160 độ C trong thời gian từ 1 – 2 phút. Công đoạn này giúp làm giảm độ ẩm của mì từ 30 – 50% xuống còn khoảng từ 2 – 5%.
Khi chiên, dây cọ thường được các nước châu Á sử dụng còn khu vực Bắc Mỹ sẽ sử dụng hỗn hợp dầu Canola, dầu hạt bông và dầu cọ.
Đối với cách sấy, bánh mì sẽ được giữ trong không khí nóng ở nhiệt độ từ 70 – 90 độ C trong khoảng từ 30 – 40 phút giúp độ ẩm của mì đạt từ 8 – 12% là được. Nhưng dù là chiên hay sấy đều có vai trò cải thiện quá trình hồ hóa và kết cấu của sợi mì sẽ tốt hơn. Trong đó, chiên là cách được sử dụng phổ biến hơn cả, trên thị trường hiện nay những loại mì chiên trong khi sản xuất chiếm đến 80%. Tuy nhiên, nhược điểm của quá trình sấy là việc tiếp xúc không đều của không khí nóng trên bề mặt mì gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu của mì thành phẩm.
Hơn thế nữa, loại mì không chiên cũng cần thời gian nấu lâu hơn so với các loại mì khác trên thị trường. Nhưng mì được chiên lại có nhược điểm là bánh mì thành phẩm chứa khoảng 15 – 20% thành phần là dấu vì thế dễ bị oxy hóa và hư hỏng trong khi bảo quản. Để giải quyết vấn đề này, nhiều nhà sản xuất bổ sung thêm chất chống oxy hóa gúp kéo dài thời gian bảo quản mì chiên tốt hơn.
Sau khi chiên hay sấy, mì ăn liền sẽ được làm lạnh nhanh chóng rồi đưa đi kiểm tra độ ẩm, màu sắc, hình dạng và những đặc tính chất lượng khác. Khi đạt được những yêu cầu về chất lượng chúng sẽ được dây chuyền sản xuất mì ăn liền chuyển qua giai đoạn đóng gói, lưu trữ kho.
Đóng gói
Trên thị trường hiện nay có hai hình thức đóng gói phổ biến đó là dạng gói và dạng ly. Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng mà mì cũng được sản xuất với nhiều hương vị khác nhau với một số thành phần đặc biệt khác. Bạn có thể lựa chọn mì chay, tôm, gà, heo hay vị bò… tùy theo khẩu vị.
Thông thường thì mì sẽ có thời hạn sử dụng ổn định từ 4 – 6 tháng ở vùng nhiệt đới và 6 – 12 tháng ở khu vực Bắc bán cầu. Ngay sau khi đun sôi nước trong khoảng từ 1 – 22 phút hay ngâm trong nước nóng từ 3 – 4 phút mì sẽ chín và có thể sử dụng.
Giới thiệu dây chuyền sản xuất mì ăn liền Uniduc
Công ty Uniduc nghiên cứu, phân phối các loại máy móc chất lượng, hoạt động ổn định với mức giá thành phải chăng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó, hệ thống máy móc sản xuất mì ăn liền của Uniduc được đánh giá cao, nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
Bạn đang quan tâm đến dây chuyền sản xuất này mời bạn tham khảo một số thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
- Sản lượng dây chuyền 11.000 gói/ca (8h).
- Định lượng 70g/1 gói
- Cống suất thiết kế 170 KW.
- Công suất hoạt động thực tế: 140KW.
- Sử dụng nguồn điện 380V/50hz.
Toàn bộ vật liệu tiếp xúc với nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm đều bằng inox 201. Nhờ đó đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt, vận hành ổn định và hiệu quả.
Các thiết bị trong dây chuyền để sản xuất mì ăn liền
Thiết bị nhào trộn bột
Thường thì thiết bị này có những phần phần, bao gồm: Máy trộn bột, bồn định lượng, bồn đựng soup trộn, băng tải, phễu đựng, cặp trục cán và hệ thống cán…
Trong dây chuyền của Uniduc, năng suất của thiết bị này đạt từ 250 – 300kg bột cối với động cơ cơ công suất hoạt động là 15Hp.
Thiết bị này sẽ hoạt động theo nguyên tắc gián đoạn. Tức là khi bột mì đưa vào trong thiết bị, thiết bị sẽ được bật lên, các thanh truyền sẽ quay ngược chiều nhau giúp bột khô được đánh tơi trong bồn chứa bột. Tiếp đó, nước soup sẽ được rắc lên trên hỗn hợp bột sau đó quá trình trộn bột vẫn được tiến hành.
Khi kết thúc quá trình này, bột được tạo thành thao đúng yêu cầu sau đó được đưa vào bồn chứa để phục vụ công đoạn tiếp theo.
Thiết bị cán bột
Để hệ thống máy móc làm việc tốt, chúng bao gồm các bộ phận như động cơ, bộ phận cào bột, hệ thống tải xích, băng tải, các cặp cán theo từng yêu cầu. Trong đó, những cặp trục có độ lớn giảm dần và khe hở giữa các cặp trục sẽ có kích thước giảm nhưng vận tốc lại tăng.
Khi làm việc, bột từ thùng chứa được băng tải đưa đến thiết bị cán, bột được đánh tới và chuyển đến phễu. Một thanh gạt được sử dụng để đưa bột đến hai cặp trục cán, hai cán đầu tiên có nhiệm vụ cán bột thành hai tấm và hai tấm bột sẽ đi đến cặp trục thứ ba. Hệ thống trục này có nhiệm vụ ép hai tấm lại thành một giúp bột mịn tốt hơn.
Hệ thống hấp
Theo đó, hệ thống này bao gồm những thông số đó là: Buồng hấp sẽ được thiết kế hình chữ nhật và được đặt nghiêng so với mặt sàn giúp việc thoát hơi nước được tiến hành tốt hơn. Buồng trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền có kích thước 7×0,8×0,9 với phần cửa được thiết kế có thể mở ra, tiện cho công tác vệ sinh. Phần nắp của buồng dược gắn cao su với chức năng đảm bảo độ kín khít tuyệt đối khi vận hành.
Buồng chứa này với thiết kế ba tầng với hệ thống băng tải chạy liên tục trong đó, mỗi tầng được bố trí các ống dẫn kim loại dẫn hơi và bên trên khoan những lỗ hơi theo hệ thống ziczac. Khi bột đã được cán trên ba tầng của buồng, ở trên lò hấp hơi nước bão hòa sẽ được dẫn theo những dãn hơi đi vào bên trong buồng bằng các ống hun hơi.
Tiếp đó, hơi nước được phun lên những thành và đáy của hệ thống hấp. Hơi sẽ được phản xạ lê băng tải có chứa bột.
Bộ phận dao cắt định lượng
Thiết kế của dao bao gồm hai trục nhưng chỉ có một trục được gắn dao thực hiện nhiệm vụ cắt, trục còn lại được dùng để làm tấm kê. Những bộ phận của dao được làm bằng vật liệu inox chống gỉ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi làm việc, hai trục của dao sẽ vận hành theo chiều quay ngược lại với nhau. Đối với chu kì đã được cài sẵn dao sẽ được ấn vào trục để cắt thành từng vắt mì nhỏ đều nhau với trọng lượng tương đương. Những thông số này sẽ được cài đặt sẵn trước khi hệ thống làm việc.
Thiết bị chiên mì
Đối với dây chuyền máy móc, dầu được bơm vào trong bồn chứa và nâng nhiệt độ lên. Đến khi dầu đạt được mức nhiệt cần thiết sẽ được đưa vào trong buồng chiên. Vắt mì được đưa vào thực hiện quá trình chiên, khi quá trình tiến hành xong sẽ được đưa ra bộ phận trao đổi nhiệt.
Khi chiên, những sợi mì ngập vào bên trong dầu và nước được loại bỏ. Dầu sẽ thấm sâu vào bên trong sợi mì, đảm bảo các vắt mì không ngập quá sâu trong mì giúp việc thoát hơi nước được tiến hành tốt hơn.
Thiết bị làm khô sợi mì
Trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền thì hệ thống này có cấu tạo gồm 22 chiếc quạt được bố trí thành hai hàng với chức năng thổi khí lên những sợi mì. Khi làm việc, cánh quạt hoạt động giúp mì được làm nguội và loại bỏ hết lượng dầu thừa.
Mua hệ thống máy móc sản xuất mì ăn liền ở đâu?
Nhu cầu mì ăn liền chưa bao giờ giảm vì thế các doanh nghiệp thường quan tâm đến hệ thống máy móc, xây dựng xưởng sản xuất chất lượng, phù hợp. Hiểu rõ điều này, Công ty Uniduc chuyên nghiên cứu, phân phối máy móc chất lượng, mang đến cho khách hàng lựa chọn tuyệt vời nhất.
Chúng tôi cam kết máy móc chất lượng, vận hành êm ái, hiệu quả, đảm bảo mang đến lợi nhuận cao nhất… Đồng thời, chế độ sau bán hàng uy tín, mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất đến với khách hàng. Bạn đang quan tâm đến dây chuyền sản xuất mì ăn liền có thể liên hệ thêm với Uniduc để được các chuyên gia, đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ kịp thời nhất.
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống!
UNIDUC – KIẾN TẠO NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
- Hotline: 089 6688 629 (Phòng kinh doanh)
- Địa chỉ: 22 Đường 54, Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM
- Email: [email protected]
- Website: https://maysanxuattudong.com